Thứ Bảy, 22 tháng 1, 2022

"The History We know Of"

 


"The history we know of"

"Dặm Trường Của Nam"
The Long Path of Nam
1940-1949

"The long path of Nam" is like an old vase with missing pieces. Only some of the story is told through what is present. Finding all of the lost pieces is a challenge to know the full story of "The long path of Nam".

"The history we know of"

"History is written by the victors," this quote is attributed to Winston Churchill but the actual origins is unknown. This makes one think about history in general and how many stories have gone untold and forgotten throughout time. It begs the question, Why is history only written by the winners? The simple truth is what we all know as the dark side of humanity. Of course the winners would want their story to be told in such a fashion that they are painted as the hero. No one wants to be perceived as the villain and so it makes one wonder about the full story.

The Long Path of Nam
(1940-1949)
Chapter one.

Trăm năm trái đất xoay tròn,
Đêm qua ngày tới vẫn còn trăng sao.
Cuộc đời như giấc chiêm bao,
Tỉnh mơ thức dậy hồn sao rã rời.
Trải qua bao cuộc đổi đời,
Bể dâu chìm nổi, con người hợp tan.
***
Rằng năm Đinh Sửu tháng nhì [2-1997]
Mùa đông bắc Mỹ, tuyết thì đang rơi.
Trong nhà lò sưởi than vơi,
Củi lan bốc cháy tràn hơi lửa nồng.
Ngẩn ngơ ngắm cảnh chiều đông,
Tuyết rơi phủ trắng, đường không bóng người.
Ngồi bên cửa sổ nhìn trời,
Nhớ về dĩ vãng một thời tuổi xuân.
Bâng khuâng nhẩm đọc mấy vần,
Dở xem trang chuyện “Đoạn Trường Tân Thanh”.
Ngoảnh nhìn quá khứ trôi nhanh,
Sử xanh chép lại những trang phũ phàng.

"Bên dòng lịch sử" Việt Nam,
Cha Cao Văn Luận đã ghi chép rồi.
Rõ ràng nước đục bèo trôi,
Một cơn địa chấn triệu người bỏ thây.
Bắc-Nam nhuộm đỏ máu đầy,
Chiến tranh tàn phá, đạn cày, bom rơi.
Sài Gòn, Hà Nội, tơi bời.
Đau thương tang tóc ngục tù khắp nơi.
"Bên dòng lịch sử" đầy vơi,
Mỗi lần đọc lại từng nơi dặm Trường.

Phản Minh giết Chúa giữa đường,
Thiệu, Kỳ, cuốn gói, chiến trường bỏ quân.
Tàn binh như rắn mất đầu,
Tướng hùng tử tiết, quân trung giữ cờ.
Sài Gòn thất thủ hạ cờ,
Hàng Xanh cửa ngõ quân Hồ tiến vô.
Thị Nghè dân chúng đổ xô,
Kẻ cười, người khóc, ra vô thẫn thờ.
Đêm dài nghiệt ngã đang chờ,
Bóng đen tăm tối mịt mờ vây quanh.
"Bên dòng lịch sử" bức tranh,
Diệm, Nhu, Hồ, Giáp, Duẫn canh bạc này.
Tướng quân bại trận tù đày,
Triệu dân Nam Việt đêm ngày khổ đau.
Ai gây bao cảnh thảm sầu,
Da vàng máu đỏ, tóc màu giống nhau.
Tay sai cộng sản Nga-Tàu
Ngoại bang Pháp-Mỹ đấu thầu chia bai.
Nạn nhân cộng sản độc tài,
Nhồi da xáo thịt, trong ngoài núi sông.
Ác nhân, Hồ, Duẫn, Giáp, Đồng...
Rước nôi cộng sản về dày tổ tiên.
Núi xương sông máu ba miền.
Nợ chồng nghiệp chướng, gông xiềng trăm năm.
***
Bảy Lăm [30-4-1975] di tản bỏ làng,
Bỏ nhà bỏ nước vội vàng ra đi.
Sài Gòn hôm ấy lâm nguy,
Bốn phương Cộng Sản ầm ầm tiến vô.
Siết vòng vây bọc Thủ đô,
Sân bay pháo kích, bến tàu chặn ra.
Tăng gầm nghiền nát vườn nhà,
Dầu dây, Gò Vấp, ngã ba Biên Hoà.
Bên cầu lính Thiệu dãn ra,
[CTT Nguyễn Văn Thiệu-Cầu Phan Thanh Giản]
Dàn quân tử thủ ở ngoài Hàng Xanh.
Phản Minh lên máy Truyền thanh, (Dương Văn Minh)
Dụ quân gọi Tướng, phải nhanh đầu hàng.
Lệnh cho ngân khố giữ vàng,
Thay quần đổi áo, sắp hàng rời dinh.
Sài Gòn chấn động rùng mình,
Như đang ở giữa vũng sình bùn đen.
Đầy đường xe chạy người len,
Chạy xuôi chạy ngược, chen nhau đi đầu.
Tắc xi [Taxi] rồ máy qua cầu,
Rẽ vô mấy xóm nhà lầu dân sang.
Gọi tên bảo khách sẵn sàng,
“Vàng, đô la Mỹ [dollars] hột xoàn mang theo”.
Bạch Đằng tàu lớn nhổ neo,
Vội vàng rời bến chạy mau xa bờ.
Đêm khuya sông nước lặng lờ,
Nam nhìn trở lại cứ ngờ chiêm bao.
Trên không phản lực kêu gào,
Trực thăng đáp vội bốc ào người đi.
Ngày đêm Hai Chín Tháng Tư, [4-29-1975]
Bỏ tòa Đại Sứ Hoa Kỳ rút nhanh.
Ngoài khơi Chiến Hạm ngồi canh,
Trước Dinh Độc Lập xúm quanh chờ hàng.
Bảy lăm [1975] bao chuyện phũ phàng,
Gặp Nam ngày ấy vội vàng chia tay.

Làng Văn trong truyện: Dặm Trường Của Nam.

Làng Văn có một cây Bàng,
Sống trên trăm tuổi cả làng biết tên.
Tiếng đồn linh hiển đã nhiều,
Người cầu gặp phước, kẻ xin xăm bà.
Miếu ông, Đình tổ, Sơn Trà,
Trái vàng chín mọng bên nhà mái hiên.
Cổng đình cây cảnh Đào tiên,
Lưa thưa khóm trúc Thuỷ tiên mới trồng.
Nhìn xa bát ngát mênh mông,
Rợp màn mây trắng trên nền trời xanh.
Gấm Hà Đông đẹp như tranh,
Lụa Làng Văn đã ghi vào sử xưa.
Đất người dầm dãi nắng mưa,
Nghề nông khuya sớm, muối dưa mặn mà.
Đường vào làng rộng cổng cao,
Bên đường có những cầu ao dãy dừa.
Hai hàng cây Phượng lưa thưa,
Màu hoa đỏ tím buổi trưa mùa hè.
Nắng vàng nhuộm lá cành tre,
Sáo con gọi mẹ không nghe trả lời.
Giữa đường đám trẻ rong chơi,
Thả Diều đánh đáo, vẽ vôi thành hình.
Phía bên phải là ngôi đình,
Có cây cầu đá uốn mình bắc sang.
Dưới hồ sen nở ngổn ngang,
Lục Bình từng cụm toả loang quanh đình.
Nước trong nhìn đám cá rình,
Đứng trên cầu đá mái đình ngói nhô.
Ngôi đình ngói cũ tường thô,
Ở trên đỉnh nóc chim bồ xỉa lông.
Bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông,
Đình thơm hương khói cúng ông thờ bà.
Cuối làng cổng lớn đi ra,
Bờ ao giếng nước cây đa chọc trời.
Cành to lá rậm rễ trồi,
Cây đa cổ thụ năm rồi bị sâu.
Bên sông là xóm Làng Bầu,
thường nghe tiếng vọng chuông chầu mỗi đêm.
Một dòng chia cắt đôi bên,
Sông sâu bến vắng nhiều đêm chờ đò.
Bên này cố gắng gọi to,
Bên sông gõ mõ nhắn đò sẽ sang.
Hai con đê bọc hai làng,
Bên sông làng giáo bên này làng lương.
Đò ngang nối giữa thông thương,
Mỗi lần đông khách vẫn nhường nhịn nhau.
Mỗi năm nước lũ tràn về,
Hai làng chung sức đóng kè giữ đê.
Mỗi năm nước cạn mùa hè,
Trai làng chia nhóm cặp kề hội bơi.
Giáng Sinh, Rằm, Tết cúng trời,
Đám tang đám cưới, vẫn mời gọi nhau.
Năm xưa Hưng Đạo đánh Tàu,
Sông này chặn giặc thắng Tàu giệt Mông.
Bảy Trăm Năm [700] nước ngược ròng
Đò ngang, đò dọc, vẫn còn dọc ngang.
****
Trường làng ở phía sau làng,
Bên đồi nghĩa địa kế hàng cẩm dương.
Nhìn ra thấy mái nhà trường
Ngói màu đã cũ vôi tường xám nâu.
Dưới đồi là cánh đồng màu,
Trồng ngô khoai lúa, dâu bầu đậu dưa.
Năm nay đất mới vừa bừa,
hãy còn khô cứng phải chờ trời mưa.
Trường này xây dựng năm xưa,
Dân làng chung vốn mộc cưa giúp nghề.
Trên đồi nhìn thấy sông quê,
Vườn dâu bãi mía con đê chạy dài.
Một dòng chẽ nhánh chia hai,
Giữa cồn đất nổi là khu làng chài.
Cát vàng nhuộm ánh nắng mai,
Bên kia bến vắng tiếng ai gọi đò.
Thủy triều con nước nhỏ to,
Dâng lên rút xuống theo đò ngược xuôi.
Trường Làng Văn đã dưỡng nuôi,
Bao nhiêu thế hệ trôi theo dòng đời.
****
Cuối hè chuyển bánh sang thu,
Ngày trời nắng nóng đêm mù sương sa.
Lá xanh cây đã ngửi mùi,
Chuyển vần thời tiết chờ thu đến gần.
Cổng trường nhộn nhịp bước chân,
Rộn ràng cười nói ân cần hỏi han.
Vén tay kẹp sách hai hàng,
Nhận thầy cô giáo xếp hàng trước sân.
Trần Nam bạn học Nguyễn Hiền,
Cùng thằng Lê Dũng chơi nghiền đáo bi.
Ba thằng bạn học bỏ thi.
Dở văn, chậm toán, lấy gì điểm cao.
Mỗi ngày chui cổng ra vào,
Bữa thì trốn học, bữa thì bỏ môn.
Toán văn lịch sử bị dồn,
Xếp hàng cuối lớp, nạp bài đứng sau.

Ghi chú: Thêm đoạn này.
Nội tâm, ngoại hình, suy nghĩ của từng nhân vật, Nam, Hiền, Dũng. Cần viết thêm và mô tả rõ nét hơn..!

****
'Quốc văn đồng ấu' học rồi
Quốc văn sơ đẳng bắt đầu làm quen.
Bút nghiên giấy mực sách đèn,
Học hành chăm chỉ phải rèn luyện thân.
Trường Làng lên huyện không gần,
Xa hơn trường tỉnh còn nhiều gian nan.
Tìm lim gụ phải lên ngàn,
Muốn qua sông lớn phải tìm đò ngang..!
Thêm đoạn này.
.........

Bỏ trường Làng, Dũng cùng Nam.
Tham gia khánh chiến Việt Minh năm rồi.
Nhớ đêm trăng sáng trên đồi,
Gặp nhau lần cuối bồi hồi chia tay.
Ba thân ôm chặt nơi này,
Sáu tay khép lại hẹn ngày hàn huyên.
Trăng rằm tròn bóng ngồi yên.
Sao Mai mờ mịt chụm trên ngân hà.
Từ nay bốn bể là nhà.
Dặm Trường cất bước sơn hà dọc ngang.
****
Học xong sơ đẳng trường làng,
Hiền ra Hà Nội bồi bàn rửa li,
Xin vào Trường Bưởi dự thi.
Học đường tiếp xúc sớm đi tối về.
Lối mòn Yên Phụ, Thủy Khuê.
Cửa Nam, Hoàn Kiếm, bờ đê sông Hồng.
Nắng hè nóng rát đôi chân,
Mưa đông tê tái, bầm tay buốt đầu.
Học thầy gặp bạn gần xa,
Bảng đen phấn trắng
triểm tra chấm bài.
Giáo viên dạy học đường dài,
Chọn nghề nghiệp phải miệt mài bút nghiên.
****
Đêm Rằm tháng bảy trăng thanh,
Làng Văn nhộn nhịp xúm quanh ngôi đình.
Trống vang kèn sáo rộn ràng,
Khói hương tỏa ngát, thơm bình rượi nho.
Trước sân trai gái hát hò,
Mấy ông bô lão chuyện trò xôn xao.
Chia nhau kéo điếu thuốc lào,
Ém hơi nhả khói, hút vào phụt ra.
Trong đình đèn đỏ đèn hoa,
Trên bàn thờ tổ xôi gà đầy mâm.
Heo quay vàng sém mỡ dầm,
Đặt trên khay gỗ cúng thần tổ tiên.
Bên bàn bà mối ngồi yên,
Mấy đôi trai gái cầu duyên hẹn hò.
Trên bàn chén nhỏ chén to,
Chè xanh đang nấu trong nồi nước reo.
Trước sân hai nhóm hát chèo,
Dưới cây cột mỡ, trẻ trèo già canh.
Trên cầu mấy chị mấy anh,
Tay quàng tay nắm dạo quanh tỏ tình.
Áo dài thấp thoáng trắng tinh,
Ánh trăng phản chiếu lung linh nước hồ.
Bên bờ mấy cậu mấy cô,
Hò ơi hò hỡi, đua nhau đối lời.
Trung thu trăng sáng đầy trời,
Yêu nhau trai gái ngỏ lời dưới trăng.
Đêm rằm tổ chức mỗi năm,
Sinh con đêm ấy nhớ trăng nhớ làng.
Trung thu năm ấy bàng hoàng,
Nghe tin quân Nhật chiếm thành Quảng Ninh.
Đông Dương quân Pháp điều đình,
Nhường quyền thuộc địa để mình yên thân.
Nhật qua cầu cảng Gia Lâm,
Tiến vô Hà Nội chiếm dần Thủ Đô.
Chiếm thành chiếm cả ngoại ô,
Làng Văn cũng bị Nhật vô vây càn.
Đám quân man rợ hung tàn,
Giết người hãm hiếp gây nhiều đau thương.
Đông Dương địa ngục chiến trường,
Á Châu Anh - Mỹ kẹt đường thảm thê.
Làng Văn Nhật đóng ngoài đê,
Kiểm đò chặn bến, súng kề bên hông.
Làng Bầu ở kế bên sông,
Chuông chiều ngưng vọng đò không bóng người.
Đồng quê im lặng tiếng cười
Đình làng Nhật chiếm làm nơi treo người.

(1941-1949)

Chiến tranh thế giới thứ hai,
Phe Đức Quốc xã độc tài chủ trương.
Hít Le (Hitler) dọn dẹp chọn đường,
Tràn quân chiếm đóng quoảng trường Ba Lan.
Mỹ-Anh thất thỏm bàng hoàng.
Liên Sô im lặng mở màn sân chơi.
Hướng Đông mặt trận chờ thời,
Phía Tây Đức chiếm Paris xong rồi.
Chiến trường như chảo dầu sôi,
Châu Âu lò lửa châm mồi cháy lan.
Bắc Phi, (Noth Africa) Á Rập vội vàng,
Pháp, Anh thuộc địa chia hàng hai phe.
Liên Minh Axis bạn bè,
Nắm quyền kiểm soát mỏ dầu Trung Đông.

Thái Bình Dương giữa biển khơi,
Trận Tân Châu Cảng tả tơi bất ngờ.
(Pearl Harbor 12-1941)
Hàng không mẫu hạm Nhật chờ,
Thăm dò thời tiết, định giờ tấn công.
Tinh mơ buổi sáng rạng đông,
Cuối tuần đầu tháng biển êm sóng đầm.
Phi cơ oanh tạc ầm ầm,
Rú gầm nhào lộn trút hàng tấn bom.
Bất ngờ Mỹ bị nặng đòn,
Chìm tàu chiến hạm, sập cầu hàng không.
Thương vong thiệt hại vô lường.
Lòng dân chúng Mỹ không ngày càng hoang mang
Nhật Hoàng khởi chiến rõ ràng,
Leo thang khủng bố, dọn đường chiến tranh.

Midway (6-1942) hải chiến hình thành,
Trận này Nhật bị tan tành đắng cay.
Rõ ràng kế đặt mưu bày,
Thắng quân một trận thua đày nhiều năm.

Mùa Xuân Ất Dậu (4-1945) chiến tranh,
Châu Âu lò lửa cháy nhanh sắp tàn.
Đồng Minh Anh, Mỹ vội vàng.
Siết vòng vây hãm trong ngoài Bá-Linh (Berlin)
Phi cơ oanh tạc đêm ngày,
Pháo tăng chặn chốt, đất dày đạn bom.
Liên Sô khép chặt gọng kìm,
Bá Linh (Berlin) sụp đổ đắm chìm trong than.
Á Châu quân đội Nhật Hoàng,
Midway hải chiến chìm tàu sân bay.
Tổn thương thất bại trận này,
Mở màn kết thúc Nhật Hoàng hàng binh.

Bốn lăm (8-1945) nước Nhật điêu linh,
Bị bom nguyên tử Đông Kinh (Tokyo) phải hàng.
Hai thành phố bị tan hoang,
Điêu tàn chết chóc, bao trùm trời cao.
Oán ai than khóc nghẹn ngào,
Xác người đổ nát lòng nào chẳng đau.
Đoàn người thờ thẫn trước sau,
Bước đi mệt mỏi, hỏi sao thế này.
Sặc mùi tử khí khói cay,
Phố nhà sụp đổ, tường cây đâu rồi.
Trăm ngàn trẻ bị mồ côi,
Mất cha mất mẹ, chia đôi vợ chồng.
Ngoại ô đường vắng đồng không
Mồ chôn cỏ héo, ruộng vườn xác xơ.
Trái bom nguyên tử bất ngờ,
Gây ra thảm họa đang chờ Đông Kinh (Tokyo).
Đầu hàng Nhật ký giải binh.
Chiến tranh kết thúc hoà bình bảo lâu.

Tiến trình đàm phán Châu Âu,
Mỹ, Anh, Pháp phải đối đầu cộng Nga.
Bàn cờ nội chiến Trung- Hoa,
Hai phe Mao-Tưởng chẳng tha phe nào.
Stalin viện trợ tràn vào,
Xe tăng pháo đạn đêm ngày giúp Mao.
Sóng thần cộng sản dâng cao,
Nhận chìm Hoa lục đường vào Bắc Kinh.
Châu Âu, Nga, Mỹ điều đình.
Chia đôi nước Đức Bá Linh dựng tường.
Khởi đầu cuộc chiến đôi phương,
Chư hầu quốc-cộng dọn đường động bình.
Trung Hoa nội chiến đang sình,
Mao theo cộng sản, Tưởng vì tự do.
Cá, tôm, tép, sợ đám cò.
Béo cò đục nước, phải dò cạn sâu.
Đông Dương chảo lửa thêm dầu.
Nga-Tàu cộng sản đổ dầu
thêm than.
****
Mùa thu Ất Dậu (1945) cơ hàn,
Xảy ra nạn đói lan tràn khắp nơi.
Xác người chồng chất nằm phơi,
Ngổn ngang đắp chiếu, đầy bên vệ đường.
Màn trời chiếu đất thảm thương.
Chết vì đói lạnh, cóng sương đêm ngày.
Lúa đòng Nhật nhổ trồng đay,
Thóc khô đốt cháy, thay than chạy tàu.
Cựa mình quằn quại khổ đau,
Việt Nam nạn đói ngổn ngang xác người.
Nghẹn ngào cúi mặt lệ rơi.
Chiến tranh chết chóc, tơi bời triền miên.
Việt Minh lên cướp chính quyền,
Thừa cơ củng cố tuyên truyền mị dân.
Rước voi cộng sản vô thần
Đem về dày xéo trên mồ tổ tiên.
Bóng đêm bao phủ ba miền,
Ngoại xâm nội chiến, tương tàn trăm năm.

Rừng thu gió tạt mưa dầm,
Chiến Khu Việt Bắc sương mù mây giăng.
Nhìn về Bắc Cạn, Đồng Đăng.
Ba Vì, Tâm Đảo, mây giăng bốn bề.
Đường đèo thị trấn Thất Kê,
Bông Lạu, lộ bốn (QL4A-4B) sông quê Kì Cùng.
Sông Kì Cùng chảy ngược qua,
Bên kia biên giới Trung Hoa mịt mờ.
Ngàn năm Hịch- Sử trang thơ,
Ái ân thì ít, oán thù thừa dư.
Nam Quan ải trấn tạ từ,
Ngô Đồng, Nguyễn Trãi bao giờ gặp nhau.
Hướng từ đèo Mã, Bông Lau,
Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, sông Cầu.
Chợ Đồn, Chợ Mới, Tuyên Quang,
Sông Lô, Chiêm Hoá, Hà Giang, Đoan Hùng.
Suối sông rừng núi điệp trùng,
Thu- Đông chiến dịch sắp bùng nổ ra.
Pháp tăng quân viễn chinh qua,
Nhảy dù giăng lưới 'cây đa Tân Trào'.
Vòng vây đường bốn (QL4A) ra vào,
Thủy quân lục chiến ngược dòng sông Lô.
Mục tiêu săn bắt Giáp, Hồ.
Chặn đường tiếp tế, mưu đồ Việt Minh.
Chiến Khu Việt Bắc chuyển mình,
Cụ Hồ, Tướng Giáp lắng nghe phúc trình.
Chuyển quân phục kích địa hình.
Sông Lô mại phục, pháo binh trên đồi.
Rối như canh hẹ trong nồi,
Thu-Đông chiến dịch nhử mồi thử quân..!

Trung Hoa nội chiến lan dần,
Phê Mao lần lượt chiếm dần dọc ngang.
Tướng quân Tưởng phải vội vàng,
Rút ra bán đảo Đài Loạn bằng tàu.
Ở trong Hoa lục thảm sầu,
Nhân dân chạy nạn chụm đầu dưới bom.
Hồng quân bỏ lối đường mòn,
Bắc Kinh đồng chí vây tròn đón Mao.
Vua Tần, Tào Tháo năm nào,
Độc tài tàn bạo thua Mao nhiều phần..!

Trong vùng kiểm soát Việt Minh,
Sống trong trạng thái lo ngày sợ đêm.
Luật rừng nấp nép ngoài hiên,
Mỗi đêm chó sủa (gõ cửa) sợ điên rung người.
Nghĩ rằng đầu vịt chân dơi,
Đục trong trên thác, rêu rong dưới ghềnh.
Nghĩ đời thế sự bấp bênh,
Tháng ngày giặc dã, năm dài chiến tranh.
Đỏ xanh bành trướng giật dành,
Tranh quyền chân lý sau mành vải thưa.
Rõ ràng dân Việt bị lừa,
Tự-Do, Độc-Lập Hồ vừa gióng lên..!
.........
1950- 1954.
... Sông cùng dòng chảy ngược xuôi,
Núi chung một dải chia đôi hai Miền.
Hiền Lương, Bến Hải, Cồn Tiên.
Nắng mưa sương gió, ngày đêm bốn mùa.
Thủy triều lên xuống theo trăng,
Cửa Tùng sóng nước nhìn trăng nhớ nhà..!
... Đoàn tàu dừng bến khác nhau,
Sân ga chờ khách trước sau đêm ngày.
Giã từ Hà Nội đêm nay,
Rời ga Hàng Cỏ lòng tan nát buồn... (lòng ray rứt buồn-day dứt)
(Dặm Trường Của Nam -1954-1955)

"Dặm Trường Của Nam" đi tìm lại một cái bình cũ đã bị đập vỡ, vung vãi ra nhiều mảnh nhiều nơi để ghép vào.
Thời gian trôi qua gần một phần tư thế kỷ, từ khi khởi sự viết bản nháp sáu chương (6) bằng máy đánh chữ đầu tháng 2-1997. Những bản nháp đó ngủ yên trong gói vali,  theo tôi trên suốt những chặng đường bôn ba lưu lạc trên con đường vạn dặm.
Hôm nay. "Dặm trường của Nam" tiếp tục đi tìm những mảnh vỡ, mất mát của cái bình để góp nhặt lại. Đó như bổn phận của người thợ mộc xây nhà.

"Bên Dòng Lịch Sử".
(LM Cao Văn Luận)

https://sachtruyen.net/xem-sach/ben-giong-lich-su.4ce1b

Huyền thoại Hồ Chí Minh..!
https://m.youtube.com/watch?v=o6LpQsfjmIQ

"Tìm hiểu thêm về các góc khuất kinh hoàng của HCM (Lời kể từ ông Nguyễn Minh Cần, UVTVTU Hà Nội)"

Dặm Trường Của Nam Introductions.
{The Long Paths of Nam} is a story of three farm boys Names, Nam, Dung, Hiền growing up in the village called Làng-Văn, in the Northern part of Vietnam near Hanoi. Through their childhood and life while attending the village school just before World War II. In May 1944 Dung left the village to the resistance group called: {Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội} [League for the Independence of Vietnam] at which Ho-Chi-Minh was the leader. Later Dung became a member of the Communist party, in which he went to the Hue City in Central Vietnam and became chief of Intelligence agents, and operator of the network as a spy in order to uprise against the South Vietnam Government. Later in 1968, he moved to Saigon, to become a business man, which was a cover for his network organization for money laundering to support the Viet Cong (VC) and North Vietnamese Army... For until the end of the War in April 1975. During World War II Japan occupied South East Asian, as the French Empire in Indochina surrendered and the Japanese occupation of Vietnam started. This caused the death of millions of the people by starvation in the North, especially in Lang-Van, which was ravaged by the Army of Japan. Nam's father and mother were killed and his girlfriend that he just newly engaged was raped and murdered by the Japanese Army. Their village and country were torn apart. Nam soon volunteered for the resistance group, called Nationalist, to fight against the Japanese Army as well as the French Colonialist. Then Vietnamese Nationalist united with Viet-Minh and Nam became Liaison agent for Viet-Minh, which was located in a cave Pac-Bo, the headquarters of Ho-Chi-Minh and General Giap. Hien went to Hanoi and studied at a School called Truờng Buởi. Hien hopes to become a teacher, during that time Hien worked as a waiter in the local restaurant. He is also running an underground network of Student Patriotism in connection with the Allies. During that time Vietnamese Nationalist, Viet Minh, and Allies combined efforts to fight against the Japanese Army. After the end of World War II, Viet Minh and Nationalist marched into Hanoi. Then Ho-Chi-Minh and communist party began to destroy the Vietnamese Nationalist who helped him gain power.
In August 1945, Nam, Hien, and Dung met together for the last time in Hanoi, the same day of the last Nguyen Emperors handing over his Imperial seal to Ho-Chi-Minh. After the short time meeting in Hoàn-Kiếm Lake, three of them said good-bye. Dung went to the South, Nam to Cao Bang and Hien stayed in Hanoi. War started over again between Viet Minh and French Army in 12-1946. Later Hien became a young liaison agent to transfer mail, secrets for Viet Minh and Nationalist groups. During one time doing his duties, he was caught by the French Intelligence Army, and interrogated in Hỏa-Lò Hanoi. Later he was transferred to Con-Son Island in South Vietnam as a prisoner. After Viet Minh defeated the French at Điện-Biên-Phủ in May 1954. Hien was then released from prison and returned to Lang-Van. In 1970 Hien joined the North Vietnamese Army then went to the South Vietnam. Later 1974 Hien defection to the Saigon Government... Nam retired from resistance Viet Minh in fall 1955 and ran to the South to become a refugee and start a new life there. He met Lien 1966 and married her in Saigon. Last day fall of Saigon on April 30-1975. Nam fled Vietnam to the United States. Were later he was united with his children... Dam Truong Cua Nam {The Long Paths Of Nam} is a long saga done in poetic form (Luc-Bat; six-eight) that was developed long ago in the spring of 1982. In the Galang Island refugee camp in Indonesia, just a few weeks before I came to the United-States. Of course at that time I only formed four lines of a poem in my mind.
After I came to United-States I plan to write "Dặm Trường Của Nam" in next fifteenth years to finish. But unfortunately is not. "Dặm Trường Của Nam" had sixth chapters. In the development of writing of this poetry. I have researched the history of the Vietnam as well as my own life..!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét